Nhiều “ông lớn” về công nghệ ngày nay có sự khởi đầu khá khiêm tốn trong những ngày khởi nghiệp của họ. Một số yếu tố quyết định sự thành công của các công ty hay những người sáng lập là có tầm nhìn xa, biết được “đúng” người, và trong nhiều trường hợp là ở đúng nơi và đúng lúc (và có phần may mắn nữa, tôi cho là vậy).
Thực ra, phần lớn những người sáng lập “biết” một số điều từ rất sớm: họ biết rằng mình sẽ thành lập một công ty riêng vào một ngày nào đó, họ biết rõ cái mà mình đang làm sẽ trở nên lớn vào một ngày nào đó, họ đã làm việc rất cật lực (không gì có thể ngăn cản được) và đã chấp nhận rất nhiều rủi ro để hầu hết chúng ta có thể có được những tiện lợi công nghệ ngày hôm nay.
Nhiều nhân viên chủ chốt của những công ty này là những người được hưởng những thành quả to lớn, phần thưởng cho công việc vất vả của họ ngày xưa, và trở thành các nhà hoạt động đầy năng lượng, nhà đầu tư và cố vấn cho nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ ngày nay. Bạn hãy cùng tôi xem lại những bức ảnh thuở ban đầu của những gã khổng lồ công nghệ này, thuở sơ khai của Internet và tìm hiểu xem họ đã bắt đầu như thế nào khi xây dựng những đế chế này từ con số không.
Steve Wozniak và Steve Jobs bên cạnh chiếc máy Apple I, năm 1976. Wozniak tạo ra chiếc máy Apple I (cái này lúc đó đơn thuần chỉ là một bảng mạch) bằng tay. Jobs đóng góp công sức trong việc thiết kế và bán hàng, cuối cùng chiếc máy này được chào bán lần đầu tiên vào tháng 7 năm 1976 với giá $666.66 đô-la cho mỗi chiếc. Chiếc máy Apple I này được thay thế bởi Apple II khoảng một năm sau đó. (Nguồn hình: Computer History Museum)
Nhóm phát triển Apple II, tại văn phòng Stevens Creek năm 1978. Một bức hình của nhóm phát triển máy Apple II tại văn phòng Stevens Creek. Jobs lúc đó đang tranh luận với Michael Scott (thứ hai từ phải sang), là giám đốc đầu tiên của công ty, một việc xảy ra rất thường xuyên. Cả nhóm lúc đó đang đứng bên cạnh những chiếc máy Apple II đang nằm trên kệ. (Nguồn hình: Business Insider)
Steve Jobs và Woz, khoảng năm 1980. Woz đang làm việc trên máy Apple II trong khi Jobs đang quan sát. Máy tính Apple II được thiết kế ban đầu bởi Woz như là một sở thích, và là máy tính cá nhân 8-bit đầu tiên được thương mại hóa thành công. Nó được bán với giá $1.298 đô-la, cấu hình máy lúc đó chỉ có 4kb RAM, giao diện đồ họa, hỗ trợ âm thanh ở mức sơ khai, và có bộ quản lý nhiệt theo mô hình của bộ nguồn chuyển mạch, một giải pháp được cung cấp bởi Rod Holt. (Nguồn hình: Gamasutra)
Trụ sở của Apple tại Cupertino, năm 1981. Logo 7 sắc cầu vồng của Apple được tạo ra năm 1977 và được sử dụng cho mãi đến tháng 8 năm 1999, trước khi được thay thế bằng một logo đơn sắc có kiểu dáng hiện đại hơn. Chúng ta nhìn thấy logo cũ này được trình bày một cách đầy kiêu hãnh phía trước trụ sở chính của Apple tại Cupertino, vào những năm 1981. Michael Scott là CEO đầu tiên của Apple đã bất ngờ sa thải 40 nhân viên vào tháng 2 năm 1981, và hậu quả là ông bị thay thế bởi Mike Markkula (người mà ông ta đã tuyển về trước đó), trước khi rời khỏi công ty vào tháng 7 cùng năm. (Nguồn hình: The History of Apple)
Nhóm phát triển Apple Lisa năm 1983. Apple Lisa là máy tính cá nhân đầu tiên có giao diện đồ họa hướng người dùng. Nó được phát triển bởi một nhóm nhiều hơn 90 nhân viên, và được thông báo có giá vào khoảng $50 triệu đô-la. Mục đích của Jobs là kết thúc dự án Macintosh bằng sự có mặt của dự án Lisa, nhưng đã bị ngăn cản bởi Markkula. Trong khi đang có một cuộc tranh cãi xung quanh cái tên Lisa, thì Jobs sau đó đã dùng cái tên này để đặt tên cho con gái của ông. (Nguồn hình: The History of Apple)
Các nhà đồng sáng lập của Apple, ra mắt sản phẩm Apple IIc vào năm 1984. Steve Jobs, John Sculley (người trước đó đã giúp doanh số của Pepsi qua mặt CocaCola) và Steve Wozniak trong buổi giới thiệu máy tính Apple IIc. Nó là thế hệ thứ 4 trong dòng sản phẩm của Apple, nhưng là máy tính xách tay đầu tiên do Apple sản xuất. Mặc dù vậy, nó có trọng lượng là 7.5 lb (khoảng 3.4 kg), không có pin và màn hình. (Nguồn hình: TheRichest)
Cùng với John Sculley tại Công viên trung tâm (Central Park), năm 1984. Jobs cùng với John Sculley, giám đốc trẻ nhất của Pepsi, trong những ngày tươi đẹp của họ. Sợi dây gắn kết họ là dòng máy Macintosh. Sau khi lôi kéo Sculley về làm việc cho mình bằng một câu nói nổi tiếng, “Anh muốn dành toàn bộ phần đời còn lại của anh chỉ để đi bán nước đường có ga, hay anh muốn cùng tôi thay đổi thế giới?”, Jobs và Sculley cuối cùng đã cùng nhau nỗ lực để thay đổi bộ mặt của Apple và của cả bản thân Jobs. (Nguồn hình: CNN)
Tạp chí Fortune, tại nhà riêng của Jobs tại Palo Alto năm 1991. Trong trường hợp bạn chưa biết, Steve Jobs và Bill Gates đã hợp tác với nhau vào cuối những năm 1970 khi mà Microsoft lúc đó nhận viết phần mềm cho máy tính Apple II. Vào năm 1991, tạp chí Fortune đã mời Gates (lúc đó đã là một tỉ phú) và Jobs (lúc đó vẫn còn ở Next, sắp quay trở lại Apple) để thực hiện một cuộc phỏng vấn bàn về tương lai của máy tính cá nhân PC. Bạn hãy đọc nội dung cuộc phỏng vấn để xem sự tương đồng giữa hai con người đặc biệt này, và tại sao họ lại làm việc cùng với nhau. (Nguồn hình: CNN Money)
Steve Jobs & Gil Amelio tại đại sảnh của trụ sở Apple, năm 1996. Một nhân viên của Apple, Tim Holmes đã chia sẻ những bức hình vào cái đêm mà Steve Jobs thông báo sự quay trở lại Apple của anh. Những bức hình này đã được chụp bởi máy chụp hình Apple QuickTake, cái mà Holmes nói rằng Jobs đã “giết chết” cùng năm mà ông ta quay trở về Apple. Máy chụp hình này đã chuyển những cái áo vest màu đen thành màu tía. (Nguồn hình: Tim Holmes)
Đồng sáng lập Microsoft, năm 1975. Vào năm 1975, Bill Gates đã bỏ dở việc học tại trường đại học danh tiếng Harvard để xây dựng nên Micro-Soft (may thay dấu gạch ngang đã được bỏ đi khoảng một năm sau đó) cùng với Paul Allen người mà khi đó đang làm việc tại MITS. Họ đã viết phần mềm cho máy vi tính có tên là Altair thuộc sở hữu của MITS, nhưng vào cuối năm 1976 Microsoft đã tách khỏi MITS để viết phần mềm cho những hệ thống khác. Mặc dù hai người đồng sáng lập này đã đi riêng theo hướng của mình một số năm sau đó, nhưng họ đã chụp lại hình kỷ niệm để tạo lại khoảnh khắc này vào năm ngoái. (Nguồn hình: Microsoft)
11 thành viên đầu tiên của Microsoft, năm 1978. Bức hình 11 nhân viên đầu tiên của tập đoàn Microsoft được đặc trưng bởi Bill Gates ở góc dưới bên trái, và Paul Allen tại góc dưới bên phải, bức hình được chụp ngay trước khi nhóm di chuyển văn phòng từ Albuquerque tới Seattle. (Nguồn hình: Lump)
Steve Ballmer gia nhập Microsoft vào ngày 11 tháng 6 năm 1980. Ballmer đã rời khỏi trường kinh doanh danh tiếng Stanford Graduate để gia nhập vào Microsoft, nơi mà ông đã làm việc trong 33 năm tiếp theo trong cuộc đời của mình. Ông trở thành CEO của Microsoft vào năm 2000. Ballmer nghỉ hưu vào đầu năm nay 2014 và được thay thế bởi một ứng viên được lựa chọn bởi một hội đồng trong Microsoft. (Nguồn hình: Envetech)
Các nhà đồng sáng lập Microsoft, vào năm 1981. Năm 1981 là năm mà hệ điều hành MS-DOS được bán ra thị trường cùng với máy IBM PC, sự kiện này tạo một cơn bão khuấy động thị trường. Từ khi Bill Gates nắm được giấy phép của hệ điều hành này, nó cho phép anh được phép bán hệ điều hành MS-DOS cho bất kỳ máy tính nào tương thích với IBM-PC, điều mà anh đã tiên đoán trước đó, thị trường lúc này mở rộng rất nhanh. (Nguồn hình:Seattlepi)
Bill Gates giới thiệu Windows 1.0, vào năm 1983. Phiên bản đầu tiên của Microsoft Windows lúc đầu được đặt tên là Interface Manager, nhưng sau đó đã được đổi tên thành Windows. IBM đã do dự khi phân phối các máy tính của họ ra thị trường cùng với hệ điều hành Windows, bởi vì họ cũng có hệ điều hành của riêng mình có tên là Top View, mặc dù hệ điều hành này không có giao diện người dùng đồ họa GUI. Gates cũng chống lại sự kiện tụng của các luật sư hãng Apple, vì họ cho rằng anh vi phạm bản quyền và những bằng sáng chế của Apple. (Nguồn hình: History of Computers)
Bill Gates hồi trẻ, năm 1985. Gates dường như đang thư giãn sau khi anh vừa chống lại vụ kiện tụng bởi hãng Apple đối với phát minh mang tính đột phá mới nhất của mình, đó là hệ điều hành Microsoft Windows. Sau khi cho ra mắt phiên bản Windows 1.0, Gates đã chống lại vụ kiện từ Apple (về việc Apple cho rằng Windows đã ăn cắp ý tương GUI từ hệ điều hành Macintosh của họ), bởi tuyên bố rằng Apple cũng đã ăn cắp những đặc điểm về giao diện đồ họa GUI từ hãng Xerox. (Nguồn hình: The Guardian)
Bill Gates, năm 1985. Bạn còn nhớ điều này không? Bạn có thể chép toàn bộ hệ điều hành Windows vào một cái đĩa mềm vào năm 1985. Ở đây, Gates đang cầm những cái đĩa mềm có dung lượng 192 kb, trong đó có chứa phiên bản hệ điều hành Windows 1.0 với 16-bit đồ họa. Vào năm 1987, Windows 2.0 được phát hành với giá bán $100 đô-la mỗi bản. Nó đặc trưng bởi rất nhiều cửa sổ chồng lên nhau và các icon, và đó là tiền thân của hệ điều hành giao diện đồ họa GUI mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. (Nguồn hình: Gizmodo)
Windows 3.0 được ra lò, vào năm 1990. Bill Gates đang giới thiệu sản phẩm mới nhất Windows 3.0 đi kèm với một bộ công cụ phát triển phần mềm Windows Software Development Kit (SDK), cho phép các lập trình viên có thể tập trung hơn vào việc phát triển các phần mềm của hãng thứ ba mà có thể chạy trên Windows. Ba triệu bản đã được bán hết trong năm đầu tiên, và Windows trở thành một sản phẩm “hit”. (Nguồn hình: Windows)
Microsoft cho ra mắt Windows 95, vào năm 1995. Windows 95 được ra mắt tạo ra một thành công vang dội, một triệu bản đã được bán hết veo trong chỉ có 4 ngày đầu tiên. Jay Leno đã mở màn cho sự kiện ra mắt Windows 95. Microsoft trở thành hãng dẫn đầu thị trường hệ điều hành máy tính, và Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới, và anh duy trì tên mình trong danh sách những người giàu nhất thế giới hàng năm từ đó đến nay. Hai năm sau đó, anh đầu tư $150 triệu đô-la vào hãng Apple. (Nguồn hình: Business Insider)
Những nhà sáng lập Adobe Systems, vào năm 1982. Viện sĩ Charles Geschke và John Warnock làm việc tại trung tâm nghiên cứu của hãng Xerox (Xerox Palo Alto Research Center – PARC) vào cuối những năm 1970 trước khi hình thành nên Adobe. Mục đích và động lực của họ là tìm một cách chính xác để chuyển văn bản và hình ảnh trên màn hình có thể in lên được các trang giấy. Họ cuối cùng đã phát triển ra công nghệ PostScript. (Nguồn hình: Hyperbate)
Các nhà sáng lập của Adobe là Chuck Geschke và John Warnock cùng với Steve Jobs, năm 1985. Steve Jobs lúc đó đang có một cuộc thảo luận với bộ đôi nhà sáng lập Adobe nhằm thuyết phục họ sử dụng ngôn ngữ mới PostScript như là ngôn ngữ điều khiển cho các máy in laser. Vào năm 1985, máy in LaserWriter của Apple là máy in đầu tiên được tích hợp ngôn ngữ PostScript, điều mà sau đó đã làm thúc đẩy cuộc cách mạng về xuất bản nội dung trên desktop (DTP). (Nguồn hình: Photoshop Blog)
Các nhà sáng lập Intel và nhân viên đầu tiên của họ, năm 1978. Andy Grove, nhân viên đầu tiên của Intel (người ngồi bên trái) và hai nhà đồng sáng lập, Robert Noyce và Gordon Moore đứng cùng nhau bên cạnh bản thiết kế của bộ vi xử lý 8080 vào năm 1978. Grove sau khi thấy hai người bạn thân rời công ty Fairchild Semiconductor (nơi mà cả 3 người đang làm việc) để lập công ty riêng, thì ông cũng quyết định đi theo họ. Intel cuối cùng đã chuyển từ kinh doanh chip bộ nhớ sang sản xuất bộ vi xử lý và tạo nên lịch sử của ngành này. (Nguồn hình: NPR)
Văn phòng làm việc của Intel tại Santa Clara, năm 1970. Các nhân viên của Intel đang tập trung đứng bên ngoài văn phòng làm việc tại Santa Clara vào năm 1970, nơi mà con chip Intel 4040, bộ vi xử lý 4-bit (CPU) đã được sản xuất ra. Vào năm 1972, bộ vi xử lý 8-bit 8080 đã được sản xuất. Nó ban đầu được thiết kế để dành sản xuất cho máy tính calculator, nhưng sau đó bộ vi xử lý này được sử dụng trong lĩnh vực game console vào những năm 1990 và sau đó tiến vào thị trường máy tính cá nhân PC vào những năm 2000. (Nguồn hình: Intel Free Press)
Chủ tịch và giám đốc của IBM đứng bên máy tính IBM 360, khoảng năm 1970. IBM đã giúp cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ là NASA đưa con người lên mặt trăng vào năm 1971, CEO Thomas Watson Jr. (người đứng bên trái) sau đó đã rời khỏi ghế lãnh đạo, kết thúc một nửa thế kỷ nắm quyền lãnh đạo đầy vinh quang của dòng họ Watson. Thomas Vincent Learson lui về vị trí chủ tịch hai năm sau đó và được thay thế bởi Frank T. Cary. (Nguồn hình: Haverford)
Máy tính IBM 7090, năm 1961. Máy tính IBM 7090 (cũng được biết đến với cái tên IBM 709-T) là một máy tính cỡ lớn và lúc đó và được bán với giá $2.9 triệu đô-la/hệ thống (nếu tính hệ số lạm phát thì nó có giá trị gấp 10 lần như vậy theo thị giá hiện nay, tức là khoảng $29 triệu đô-la). Nó nhanh hơn rất nhiều so với thế hệ máy tính trước đó, và tương đối rẻ. Máy tính IBM 7094 đã được sử dụng trong suốt quá trình tàu Apollo đổ bộ lên mặt trăng vào năm 1969. (Nguồn hình: Wikipedia)
Các nhà sáng lập hãng HP, năm 1963. Đây là bức hình về hai nhà sáng lập ra hãng HP là Bill Hewlett and Dave Packard, họ thường xuyên ghé thăm cơ sở sản xuất của mình. Hewlett-Packard bắt đầu bằng việc kinh doanh rất nhiều loại thiết bị điện tử khác nhau, và chỉ tập trung nhiều hơn vào phần cứng máy tính vào những năm 1960. (Nguồn hình:Computer History Museum)
Trụ sở của hãng Samsung, đầu những năm 1930. Được thành lập bởi Lee Byung-Chull vào năm 1938, Samsung Sanghoe lúc đó được biết đến là một tiệm tạp phẩm và tự sản xuất mì sợi. Công ty đã đa dạng hóa sang mặt hàng len kể từ sau chiến tranh Triều Tiên và sau đó nhảy sang lĩnh vực bảo hiểm, dệt và thậm chí cả chứng khoán. Vào cuối những năm 1960 trở về sau, Samsung mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực điện tử, chất bán dẫn, màn hình LCD và thiết bị di động (họ đã trở thành hãng sản xuất thiết bị di động lớn nhất thế giới vào năm 2012). (Nguồn hình: Wikipedia)
Lee Byung-Chull: nhà sáng lập tập đoàn Samsung, năm 1976. Lee Byung-Chull (người đứng giữa) đang lắng nghe một nhân viên giải thích về cách hoạt động của một hệ thống máy vi tính vào năm 1976, trong khi đó con trai của ông (người đứng bên trái) cũng đang nhìn vào. Samsung ngày nay được điều hành bởi nhiều thành viên là thế hệ con cháu của Lee Byung-Chull, và có một giai thoại nói rằng ông đã trực tiếp ngồi phỏng vấn tuyển dụng trên 100.000 nhân viên của Samsung. Lee qua đời năm 1987, hưởng thọ 77 tuổi. (Nguồn hình: KoreaTimes)
Chiếc TV thứ 5 triệu của Samsung được sản xuất (nhiều nhất thế giới), năm 1978. Ngày nay, Samsung tiếp tục phá vỡ nhiều kỷ lục và giới hạn cùng với rất nhiều thành tích trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nó bao gồm 80 công ty con và có khoảng 427.000 nhân viên. Doanh thu của Samsung thì tương đương 17% tổng sản phẩm quốc nội GDP của Hàn Quốc. (Nguồn hình: Samsung Tomorrow)
Các nhà sáng lập Oracle tổ chức sinh nhật lần đầu tiên của hãng, năm 1978. Trong bức hình này, các nhà đồng sáng lập của Oracle, Ed Oates, Bob Miner và Larry Ellison tổ chức kỷ niệm sinh nhật đầu tiên của Oracle cùng với nhân viên đầu tiên của công ty là Bruce Scott. Ed Oates và Bruce Scott sau đó đã rời khỏi công ty, và vào năm 1993 Bob Miner đã qua đời vì chứng bệnh ung thư phổi. Oracle hiện nay là hãng sản xuất phần mềm lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Microsoft, khiến CEO Larry Ellison trở thành một trong những người giàu nhất hành tinh. (Nguồn hình: meetup)
Michael Dell, khoảng năm 1987. Michael Dell đã bắt đầu một dây chuyền lắp ráp và bán máy tính cá nhân tương thích IBM vào năm 1984 ngay tại phòng ký túc xá của Đại học Texas nơi anh đang theo học, và sau đó anh đã bỏ học giữa chừng để tiếp tục công việc kinh doanh của mình. Vào năm 1985, máy “Turbo PC” được phát minh, nó đã khiến cho công ty tăng trưởng thành $73 triệu đô-la chỉ trong vỏn vẹn có một năm. Công ty được đặt tên là Dell vào năm 1988. (Nguồn hình: Statesman)
Dây chuyền lắp ráp máy tính của DELL, khoảng năm 1989. Michael Dell đang có mặt tại dây chuyền lắp ráp máy tính của công ty tại Austin vào khoảng năm 1989. Công ty đã niêm yết ra công chúng vào năm 1988 và đang mở rộng để trở thành một doanh nghiệp trị giá tỉ đô-la. Bắt đầu xây dựng công ty ở tuổi 19, Michael Dell cuối cùng đã trở thành CEO trẻ tuổi nhất trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới của tạp chí Fortune bình chọn vào năm 1992. (Nguồn hình: Inc)
Hai nhà đồng sáng lập Google, tại California năm 1999. Cả bố và mẹ của Larry Page là các giáo sư ngành khoa học máy tính tại Đại học Michigan, vì vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi anh nối gót cha mẹ mình để theo học tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính. Cùng với Sergey Brin, một bạn nghiên cứu sinh, họ đã làm việc trên “BackRub”, một dự án nghiên cứu để “đếm số lượng backlink chất lượng trên mỗi trang Web”. Bức hình chụp cặp đôi này tại Menlo Park, nơi mà họ thiết lập văn phòng đầu tiên của mình, trước khi họ di chuyển tới Palo Alto vào đầu năm 1999. (Nguồn hình: CNN Money)
Nền tảng đầu tiên của Google, năm 1998. Đây là nơi Google khởi đầu – rất khiêm tốn, đơn sơ – bên trong một phòng nhỏ tại Đại học Stanford. Brin và Page đã phát triển nên thuật toán PageRank để tính ra được độ uy tín của một trang web dựa trên các backlink. Sau đó nó đã trở thành nền tảng cho bộ máy tìm kiếm của họ. Vào năm 1998, Google được thành lập. (Nguồn hình: Pingdom)
Nhóm nhân viên đầu tiên của Google, tại California năm 1999. Những nhân viên sớm nhất của Google tại văn phòng làm việc đầu tiên của công ty tại Palo Alto, có tất cả là 34 người. Marissa Mayer nói rằng cô và Paul Buchheit bị che khuất tại bức hình này của Google. Chỉ một nhóm 7 người trong số này hiện nay còn làm việc tại công ty, bao gồm hai nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin, Omid Kordestani, Joan Braddi, Susan Wojcicki, Urs Hölzle và Salar Kamangar, tất cả họ hiện nay đều nắm giữ những vị trí quan trọng trong Google. (Nguồn hình: Business Insider)
Mayer gia nhập vào Google vào tháng 6 năm 1999. Marissa Mayer đã gắn bó cùng với Google trong 13 năm liền trước khi cô chuyển sang làm Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của hãng Yahoo!. Cô đang rất bận rộn để tái cấu trúc lại nội bộ công ty Yahoo (tranh cãi xung quanh cách làm việc từ xa tại Yahoo) và mua một số tài sản đáng giá cho công ty, như là Tumblr với giá $1.1 tỷ đô-la và Summly với giá $30 triệu đô-la. Cô được xem là một trong số những phụ nữ giàu quyền lực nhất trong lĩnh vực kinh doanh do hai tạp chí uy tín là Forbes và Fortune bình chọn. Marissa Mayer năm nay 38 tuổi. (Nguồn hình:Creative Intelligence)
Các nhà sáng lập Yahoo!, khoảng năm 1994. Yahoo! là cụm từ viết tắt của “Yet Another Hierarchical Officious Oracle”, đã tiến rất xa so với việc thử thay đổi thế giới. Ban đầu nó được đặt tên là “Jerry’s Guide to the World Wide Web” có nghĩa là “Cẩm nang của Jerry về mạng lưới”, về cơ bản nó là một thư mục web, đúng hơn là một bộ máy tìm kiếm. Nhưng nó đã nhanh chóng thu được sự nổi tiếng từ rất sớm, khi mọi người sử dụng Yahoo! là trang khởi đầu tới thế giới Internet. Vào năm 2008, Microsoft đã đưa ra mức giá kỷ lục để mua lại Yahoo! là $44.6 tỷ đô-la, nhưng đã bị từ chối. Ngày nay, Yahoo có giá trị thị trường vào khoảng $34 tỷ đô-la và kèm theo rất nhiều lợi nhuận khi có cổ phần trongcông ty Alibaba của Trung Quốc, khi mà Alibaba sắp có đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO) đầy hứa hẹn. (Nguồn hình: TheRichest)
Jeff Bezos, nhà sáng lập ra Amazon, năm 1994. Vào năm 1994, Jeff Bezos rời công việc tư vấn tài chính của anh tại một doanh nghiệp tại Phố Wall để bắt đầu bán các đồ vật trực tuyến. Anh giới hạn danh sách những thứ có thể bán online từ 20 còn lại 5 loại sản phẩm chính gồm: CD, phần cứng máy tính, phần mềm, video và sách. Vào năm 1995 thìAmazon.com bắt đầu bán sách. Gây thất vọng cho các nhà đầu tư rất lớn, bởi vì công ty vẫn không thu được lợi nhuận mãi tận cho đến quý 4 năm 2001. Ngày nay, Amazon đạt doanh thu nhiều hơn $60 tỷ đô-la mỗi năm, và số nhân viên đã nhiều hơn 100.000 người trên khắp thế giới. (Nguồn hình: CNN Money)
Nhà sáng lập cùng với CEO của eBay, khoảng năm 1998. Bắt nguồn từ trang web AuctionWeb, eBay là một phần của một trang web cá nhân của một người Mỹ gốc Iran tên là Pierre Omidyar. Lúc đó nhà cung cấp dịch vụ của anh đã hỏi anh có muốn nâng cấp tài khoản lên thành tài khoản business hay không, bởi vì lượng traffic truy cập vào trang web của anh tăng lên rất cao, Omidyar đã phải thuê một người chỉ để kiểm tra lưu lượng truy cập. Vào năm 1998 công ty chào bán ra công chúng; sau đó vào năm 2002, đã mua lại công cụ thanh toán Paypal và sau đó là phần mềm chat Skype vào năm 2005. Công ty đạt doanh thu khoảng $14 tỷ đô-la vào năm 2012 và có xấp xỉ 27.000 nhân viên. (Nguồn hình:Academy of Achievement)
Các nhà đồng sáng lập Facebook, năm 2004. Dustin Moskovitz, Chris Hughes & Mark Zuckerberg là những người bạn cùng phòng tại Đại học Harvard, những người đã tạo ra Facebook trong phòng ngủ của họ. Trang web lúc đầu thiết kế chỉ dành cho những sinh viên đang học tại Đại học Harvard, nhưng sau đó đã mở cho tất cả mọi người đểu có thể sử dụng vào ngày 26/09/2006. Vào tháng 9 năm 2012, Facebook thống kê được đã có 1 tỷ người dùng thường xuyên. Moskovitz đã rời Facebook và trở thành đồng sáng lập công ty Asana, trong khi Hughes thì hiện tại đang là nhà xuất bản và Tổng biên tập của tạp chí The New Republic. (Nguồn hình: CNET)
Các nhà sáng lập YouTube, năm 2005. Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim là những nhân viên rất sớm của PayPal, trước khi nghỉ việc để cùng nhau tạo nên trang web chia sẻ video nổi tiếng nhất trên Internet là YouTube.com. Video đầu tiên được đăng trên YouTube là Me at the Zoo, được upload bởi Jawed Karim vào ngày 23/04/2005. Tháng 7 năm 2006, trang web đã đạt 100 triệu truy cập mỗi ngày. Bốn tháng sau đó, Google đã mua lại YouTube với tổng giá trị là $1.65 tỷ đô-la. (Nguồn hình: TheRichest)
Nguồn tham khảo: vinacode.net