Cấu hình căn bản cho ZPanel

0 Comments

Hello everyone, Bài này vncloud.vn sẽ giới thiệu các bạn Cấu hình căn bản cho ZPanel.

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình căn bản sau khi cài đặt xong ZPanel.

Sau khi Zpanel được bán lại cho HostWinds đã không được cập nhật thường xuyên và ẩn chứa rất nhiều lỗi. Sentora được xây dựng từ các nhà phát triển cũ của Zpanel và được cập nhật thường xuyên, liên tục. Các bạn không nên sử dụng Zpanel nữa mà hãy thay bằng Sentora nhé.

Giao diện ZPanel sau khi đăng nhập:

Giao dien Zpanel

Nội dung bài viết

1. Update thông tin cá nhân

2. Cấu hình ZPanel

3. Xóa hoặc edit thông báo

4. Điều chỉnh các Hosting Package

5. Thêm website đầu tiên

1. Update thông tin cá nhân

– Password mặc định ZPanel tự tạo rất khó nhớ (để bảo mật). Nếu muốn thay đổi các bạn hãy vào Account Information >> Change Password rồi nhập Password hiện tại, Password mới rồi Change.

– Tiếp theo vào Account Information >> My Account và cập nhật lại thông tin cá nhân. Quan trọng nhất là đổi email.

2. Cấu hình ZPanel

Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành cấu hình cho ZPanel bằng cách truy cập vào Server Admin >> ZPanel Config

ZPanel Settings

2 thông tin quan trọng nhất cần cập nhật là From Address và From Name.

3. Xóa hoặc edit thông báo

Luôn luôn có một thông báo với nội dung “Welcome to your new ZPanel installation! You can remove this message from the Client Notice Manager module. This module allows you to notify your clients of service outages, upgrades and new features etc :-)” ở trên cùng. Nếu muốn xóa nó đi hoặc thay đổi nội dung bạn hãy vào Reseller >> Client Notice Manager.

Client Notice Manager

Bình thường thông báo này hơi vướng, sẽ có ích khi bạn quản lý nhiều tài khoản client trên server.

4. Điều chỉnh các Hosting Package

Sau khi cài đặt ZPanel sẽ có mặc định 2 gói Hosting Package tạo sẵn là Administration (dùng cho account zadmin, không giới hạn gì cả) và Demo (dùng để test chơi).  Nếu bạn chỉ sử dụng VPS 1 mình thì không cần quan tâm đến cái này, còn nếu bạn muốn nhiều người có thể dùng chung VPS thì bước đầu tiên cần làm đó là tạo 1 Hosting Package.

Bạn có thể hiểu nôm na VPS như 1 cái bánh, nếu bạn ăn 1 mình thì không sao, còn nếu muốn chia cho nhiều người cùng ăn thì sẽ phải cắt nhỏ ra thành nhiều miếng. Hosting Package chính là để làm việc này. Bạn có thể quy định từng package nhỏ có dung lượng, băng thông bao nhiêu, số lượng ftp accounts, email, domains và sub-domains… như thế nào để áp dụng với các account con sẽ tạo sau này.

Để tạo mới hoặc điều chỉnh Hosting Package, các bạn hãy truy cập vào menu Reseller >> Package Manager

ZPanel Package Manager

Màn hình liệt kê các package hiện tại xuất hiện. Việc cần làm đầu tiên là bạn hãy nhấn Edit để update các thông số của package Administration mà tài khoản zadmin đang dùng.

Cũng có thể tạo mới package ngay trong màn hình này, ô nhập thông số để -1 hoặc 0 = unlimited (tuy nhiên thực tế thì Disk Space và Bandwidth Quota sẽ nằm trong giới hạn của VPS).

Sau khi đã có Hosting Package bạn muốn, hãy vào Reseller >> Manage Clients để thêm mới 1 account (Reseller hoặc User) và lựa chọn package tương ứng.

Zpanel Manage Clients

5. Thêm website đầu tiên

Sau khi cấu hình ổn ổn, mình sẽ add website đầu tiên vào server, truy cập vào Domain Management >> Domains

Trong ô Domain name bạn hãy nhập domain muốn add, Home directory giữ nguyên option Create a new home directory rồi nhấn Create.

ZPanel them domain

Sau đó domain sẽ ở tình trạng Pending, bạn cần đợi khoảng 5 phút để ZPanel cập nhật hoặc truy cập vào Server Admin >> ZPanel Config và xem dòng Next Daemon Run để biết chính xác khi nào domain sẽ được activate.

Tiếp theo chúng ta sẽ thêm một tài khoản FTP để có thể upload dữ liệu lên server, truy cập vào File Management >> FTP Accounts.

ZPanel them account FTP

Trong ô Create a new FTP Account, bạn nhập vào Username và Password, Access type để Full access, Use Domain directory chọn domain vừa tạo rồi nhấn Create.

Ngay lập tức tài khoản FTP sẽ được tạo và bạn có thể connect ngay vào server.

Tương tự, bạn hãy tạo mới Database và User trong phần Database Management để có thể sử dụng được MySQL.

Đơn giản chỉ có như vậy thôi, sắp tới mình sẽ bổ sung 1 loạt serie bài viết liên quan đến ZPanel. Các bạn nhớ đón chờ nhé.

Nguồn tham khảo : hocvps.com

Categories:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *