(vnCloud.vn) Ngày nay hầu hết những loại máy tính lớn nhỏ đều cần sử dụng đến ổ cứng, đây là một bộ phận vô cùng quan trọng cho máy tính, nó có tính năng lưu trữ mọi dữ liệu cá nhân và chúng luôn được truy xuất thường xuyên.
Ổ cứng liên quan trực tiếp đến những vấn đề quan trọng khi sử dụng máy tính như: tốc độ khởi động máy, tốc độ chép xuất dữ liệu của máy, độ an toàn của dữ liệu cá nhân để trên máy. Vây nên, khi chọn mua máy bạn cũng nên quan tâm đến những thông số kỹ thuật của ổ cứng để sử dụng phù hợp với mục đích của mình.
Trên trị trường hiện nay, ổ cứng có 2 loại chính: HDD (Hard Disk Drive) và SSD (Solid State Drive).
HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống, có nguyên lý hoạt động cơ bản là có một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, hoặc gốm) được phủ vật liệu từ tính. Phần giữa ổ cứng sẽ có một động cơ để đọc và ghi dữ liệu, cùng với thiết bị này là những bo mạch điện tử có tác dụng điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của cái đĩa từ lúc nãy khi đang quay để giải mã thông tin. Vậy nên nếu bạn muốn sao chép nhạc hay video từ máy tính sang các thiết bị khác như USB, ổ cứng đều phải phụ thuộc vào phần này, hơn nữa chất liệu của các linh kiện trong ổ cứng này càng tốt thì dữ liệu bạn lưu trên này sẽ an toàn hơn.
HDD có tốc độ quay 5400 rpm hoặc cao hơn là 7200 rpm (số vòng quay càng cao thì ổ cứng hoạt động nhanh hơn đôi chút), ngoài ra HDD cũng có nhiều thế hệ để đánh giá khả năng xử lý như trước thì có Sata 1, cao hơn có Sata 2 (tốc độ đọc/ghi 200 MB/s), Sata 3 (tốc độ đọc/ghi 6 Gbp/s).
SSD (Solid State Drive) trái ngược với HDD, ổ cứng SSD chỉ có lịch sử xuất hiện vài năm trở lại đây. Chiếc SSD này được thiết kế là một loại ổ cứng thể rắn. Những chiếc SSD này được nghiên cứu và ra mắt nhằm cạnh tranh với những chiếc ổ cứng thế hệ cũ như HDD, cải thiện về sức mạnh tốc độ, nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ. Nói cách một chiếc máy tính được trang bị SSD sẽ khởi động trong vài giây và chắc chắn dưới một phút. Còn một chiếc ổ cứng HDD sẽ cần có thời gian để tăng tốc độ lên đến thông số kỹ thuật vận hành, và sẽ tiếp tục là chậm hơn so với một ổ cứng SSD trong khi sử dụng bình thường.
Nhưng ở thời điểm hiện tại, nếu xét về giá cả thì, ổ cứng SSD đắt hơn nhiều so với ổ cứng HDD về số tiền phải bỏ ra trên mỗi GB. Đối với cùng một dung lượng và yếu tố bên trong ổ cứng 1TB 2,5-inch, bạn chỉ trả khoảng 60 $ đến 75 $ cho ổ cứng HDD nhưng phải trả một khoản gấp đôi cho SSD với giá 130 $ đến 150 $ đây quả thực là số tiền chênh quá lớn. Vậy nên, hầu hết máy tính hiện nay chủ yếu sử dụng ổ HDD.
Cùng chung một chức năng, nhưng SSD lại có những ưu điểm vượt trội hơn nhiều so với HDD ở chỗ:
Ngoài 2 chiếc ổ cứng truyền thống, hiện nay còn có 2 chiếc ổ cứng là thế hệ con lai trên nền tảng của HDD và SSD.
Hybrid HD đây là sản phẩm có sự kết hợp giữa dung lượng của HDD và tốc độ truy cập của SSD. Hybrid HD hoạt động dựa trên nguyên tắc, khi người dùng sử dụng hệ thống sẽ kiểm tra những ứng dụng hay dữ liệu nào được sử dụng thường xuyên sẽ được lưu và ổ SSD, còn những ứng dụng, dữ liệu khác được lưu vào HDD. Ngắn gọn hơn thì HDD để lưu trữ dữ liệu và SSD để lưu các dữ liệu hay được sử dụng nhằm giúp CPU truy xuất nhanh hơn.
SSHD (Solid State Hybrid Drive) hay ổ lưu trữ lai thể rắn nghe thì khó hiểu nhưng thực chất nó là loại ổ cứng được kết hợp giữa các phiến đĩa của HDD dùng để lưu trữ và những con chip NAND Flash giống SSD dùng để truy xuất dữ liệu. SSDH khác với Hybrid HDD ở chỗ dung lượng của những con chip NAND flash thường chỉ đạt 4 hoặc 8 GB, trong khi Hybrid HDD có thể có dung lượng SSD cao hơn (16GB hoặc 32 GB).
ST.
#SSD, #HDD, #Hybrid HD, #SSHD #Vncloud #CloudServer #Maychugiare #Maychucauhinhcao#Maychucaocap #DellR730xd #E52696v4 #DDR4 #FullSSD#dedicateserver #maychu #chodatmaychu #supportvncloudvn, #vps,#cloudchatluong, #cloudcaocap, #cloudservergiare, #cloudso1vietnam