Chỉ 11% người dùng mạng Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của an toàn thông tin mạng

0 Comments

(vnCloud.vn) Trong buổi trả lời chất vấn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nêu ra những thống kê nổi bật cho tình trạng an ninh thông tin kém cũng như tầm quan trọng của vấn đề an toàn và bảo mật thông tin mạng.

1. Ý thức và hành vi về an toàn, an ninh mạng của người Việt còn kém.

Theo số liệu thống kê được Phó thủ tướng nêu ra, Việt Nam đứng thứ 80 trên thế giới về ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, vấn đề an toàn mạng lại chỉ đứng thứ 100, tức là ở mức trung bình yếu so với thế giới. Điều này cho thấy mức độ an ninh về thông tin mạng ở nước ta vẫn còn rất yếu kém.

Tại các nước phát triển, tỷ lệ người dân có ý thức cao trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng chiếm tới 60%. Trong khi đó, con số này ở Việt Nam chỉ khoảng 11%, một còn số rất thấp và đáng báo động.

Với tỷ lệ người dùng Internet chiếm tới 67%, nhưng chỉ 11% trong số này thực sự quan tấm và co ý thức về vấn đề an tòa và bảo mật thì thật sự rất nguy hiểm. Bởi con số 89% còn lại có nguy cơ rất cao trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công từ hacker.

2. Tầm quan trọng của an toàn và an ninh mạng.

Thống kê cho thấy cứ mỗi giây trôi qua là có đến 3 cuộc tấn công mạng có chủ đích xảy ra, 4 mã độc bị phát tán, và 176 sự cố xuất hiện liên qua đến an toàn thông tin mạng.

Năm 2016 vừa qua là một năm ám ảnh kinh hoàng đối với toàn cầu bởi sự xuất hiện của WannaCry – mã độc tống tiền nguy hiểm. Mã độc này đã làm tê liệt nhiều hệ thống sự nghiệ lớn trên thế giới, làm tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng và gây nên nỗi sợ hãi đối với nhiều người dùng mạng trên toàn cầu. Và tất nhiên, Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc tấn công quy mô lớn này. Theo tính toán, nước ta có đến 71% thiết bị bị nhiễm mã độc nguy hiểm này, và “vinh dự” được lọt top 10 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ WannaCry. Thật đáng báo động!

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, quan niệm an toàn, an ninh thông tin chỉ thuộc về những người làm công nghệ thông tin, máy tính đã quá lạc hậu rồi. Ngày nay, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang gần kề, vạn vật kết nối sẽ trở thành xu thế tất yếu. Nếu như vấn đề an toàn mạng không được giải quyết thì tình trạng lây nhiễm mã độc, virus từ các thiết bị cá nhân ở Việt Nam sẽ là rất cao.

3. Làm gì để nâng cao ý thức về an toàn, an ninh mạng trong người dân.

Mặc dù đã có nhiều hậu quả không hề nhỏ xảy ra do vấn đề an ninh mạng kém, nhưng những hồi chuông ấy dường như vẫn chưa đủ cảnh tỉnh người dân Việt Nam. Chính vì thế, việc hình thành cho người dân ý thức tự bảo vệ mình khi sử dụng Internet là rất cần thiết. Bởi Internet là môi trường đầy rẫy những nguy hiểm, và nếu thiếu ý thức cảnh giác, người dùng sẽ dễ dàng mắc bẫy và trở thành miếng mồi ngon cho hacker.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, nước ta cần kiên quyết hơn trong việc thắt chặt các ứng dụng, mạng xã hội từ các nhà cung cấp nước ngoài. Cần phải xây dựng cho riêng mình những mạng xã hội, hệ thống thư điện tử… với hệ thống pháp luật và kiểm soát chặt chẽ nhằm củng cố an ninh mạng.

An toàn, an ninh mạng không còn là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chức năng mà còn là trách nhiệm của những cá nhân sử dụng mạng Internet. Để tránh những hậu quả khôn lường có thể xảy ra, người dân Việt Nam cần phải có ý thức hơn về vấn đè an toàn, an ninh thông tin mạng.

ST.

Categories:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *